Đăng nhập

Cổng thông tin điện tử Thị xã Kinh Môn

23/4/2023  |  English  |  中文

BẢN ĐỒ SỐ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT ĐỘNG KÍNH CHỦ (THỊ XÃ KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG)

...
 

Di tích Kính Chủ nằm trọn vẹn tại dãy núi Dương Nham thuộc khu dân cư Dương Nham, phường Phạm Thái, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

 

(Nguồn ảnh: Ban Quản lý di tích)

Núi Dương Nham còn có tên gọi Bổ Đà, Xuyến Châu hay Thạch Môn. Thời kì kháng chiến chống Nguyên, vua Trần Nhân Tông đã từng đóng quân trên núi, chỉ huy quân sĩ ngăn chặn các mũi tấn công bằng đường thủy của giặc. Sườn núi phía Nam có một động lớn được gọi là động Kính Chủ hay động Dương Nham được xếp vào hàng “Nam thiên đệ lục động - tức động đẹp thứ sáu trời Nam”. Trong động có chùa cổ Dương Nham được xây từ thời Lý, chùa không chỉ thờ Phật mà còn thờ Lý Thần Tông, Không Lộ Thiền Sư và đệ tam tổ Thiền phái Trúc Lâm Huyền Quang Tôn Giả.

(Nam thiên đệ lục động- tức động đẹp thứ sáu trời Nam; Nguồn ảnh: Ban Quản lý di tích)

Kính Chủ là quê hương của danh sĩ Phạm Sư Mạnh thời Trần, người học trò xuất sắc của Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An. Năm 1368, khi đi duyệt binh các lộ Đông Bắc, ông dừng chân nơi quê nhà và để lại 4 chữ lớn trên động là “ Vân Thạch thư thất” - tức nhà sách Vân Thạch và bài thơ “Hành dịch đăng gia sơn” - nghĩa là nhân đi việc quan, lên chơi núi quê nhà.

 

Vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497) khi đến thăm động, cảm tác trước khung cảnh hùng vĩ của núi non, hang động đã để lại trên nóc động một bài thơ cổ phong thất ngôn trường thiên 22 câu với tên hiệu “Nam Sơn Động Chủ”, Ngự tiền học sĩ Hoàng Đàn viết chữ, Chánh trưởng thợ điêu khắc ở Bộ công là Thái (Sái) Thái khắc chữ.

 
 (Trong động Kính Chủ hiện có hơn 40 văn bia qua các thời kỳ với nhiều kích thước, hoa văn và kiểu dángNguồn ảnh:Internet)

Trên đỉnh núi Dương Nham hiện còn 2 lô cốt của Thực dân Pháp xây dựng từ năm 1951 - 1952, nơi đây đã từng diễn ra nhiều cuộc giao tranh ác liệt giữa bộ đội và du kích ta với quân Pháp. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, động Kính Chủ là nơi tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của lãnh đạo huyện Kinh Môn và một số hang động xung quanh được sử dụng làm kho chứa xăng dầu phục vụ kháng chiến. Trong khu vực vẫn còn một số hố bom là chứng tích máy bay Mỹ nhiều lần ném bom làm tổn hại khá nghiêm trọng cảnh quan hang động.

 
 

Trên vách động hiện còn 47 đơn vị văn bia có niên đại từ thế kỉ XIV đến đầu thế kỉ XX mà tác giả từ vua chúa, quan lại, nhân sĩ cho đến sư sãi và dân gian tựa như một bảo tàng về văn bia suốt 6 thế kỉ. Tháng 12 năm 2017, 47 văn bia Ma Nhai này đã được công nhận là bảo vật Quốc gia.

(Nguồn ảnh: Báo Lao động)

Động Kính Chủ được xếp hạng di tích quốc gia đợt đầu tiên của nước ta từ năm 1962; ngày 22/12/2016 quần thể di tích, danh thắng An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương được Thủ Tướng Chính Phủ công nhận là Quần thể Di tích cấp Quốc gia đặc biệt.

 
 

ENGLISH SUBTITILES:

 

The historical site of Kính Chủ Cave is located in the Dương Nham mountain range, within the residential area of Dương Nham, Phạm Thái Ward, Kinh Môn Town, Hai Duong Province.

 

(Photo source: Relics Management Board)

Also known as Bổ Đà, Xuyến Châu, or Thạch Môn, the Dương Nham mountain played a crucial role during the resistance against the Mongols. King Tran Nhân Tông stationed his troops on the mountain, commanding soldiers to block enemy invasions via water routes. On the southern slope of the mountain lies a large cave known as Kính Chủ Cave or Dương Nham Cave, ranked as one of the "Six Beautiful Southern Caves," denoting the sixth beautiful cave in the southern sky. Inside the cave is the ancient Dương Nham Pagoda, built during the Ly Dynasty, dedicated not only to Buddha but also to King Ly Thanh Tong, Monk Không Lộ, and the third patriarch of the Trúc Lâm Huyền Quang Tôn Giả Zen sect.

 

(Six Beautiful Southern Caves - the sixth beautiful cave in the southern sky; Photo source: Relics Management Board)

Kính Chủ is the homeland of the distinguished scholar Phạm Sư Mạnh during the Tran Dynasty, an outstanding student of the National University's Tư Nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An. In 1368, while inspecting the northeastern regions, Phạm Sư Mạnh stopped at his hometown and left four large characters on the cave: "Vân Thạch thư thất," indicating the Vân Thạch bookstore and the poem "Hành dịch đăng gia sơn," meaning traveling to work in the official position and ascending the mountain in the homeland.

 
 

King Lê Thánh Tông (1442-1497) was deeply moved by the majestic scenery of the mountains and caves during his visit. He composed a classical poem with seven-word lines, consisting of 22 verses, titled "Nam Sơn Động Chủ" (Southern Mountain Cave Master). The calligraphy was done by the scholar Hoàng Đàn, and the chief sculptor at the Ministry of Construction, Thái (Sái) Thái, carved the inscription.

  

(In Kính Chủ Cave, there are currently more than 40 inscribed stone tablets through the ages with many sizes, patterns and designs; Photo source: The Internet)

On the summit of Dương Nham mountain, there are still two French colonial bunkers built in 1951-1952. This area witnessed fierce battles between our army and guerrillas against the French forces. During the resistance war against the United States, Kính Chủ Cave was the venue for many important meetings of the Kinh Môn district leaders, and some surrounding caves were used as storage for petrol to support the resistance. In the region, there are still some bomb craters, evidence of numerous bombings by American planes that severely damaged the landscape of the caves.

 

On the cave walls, there are 47 inscribed stone tablets dating from the 14th to the early 20th century. These inscriptions include writings from kings, officials, scholars, monks, and common people, forming a sort of museum of inscriptions spanning six centuries. In December 2017, these 47 Ma Nhai stone tablets were recognized as National Treasures.

(Photo source: Lao Dong Newspaper)

Kính Chủ Cave was classified as a national historical site in the first wave of such designations in Vietnam in 1962. On December 22, 2016, the complex of historical sites, landscapes of An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương, was recognized by the Prime Minister as a Special National Heritage.

 
 

-----------------------------------------

Ban Tuyên giáo - Đoàn thanh niên - Ban Quản lý di tích thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.